Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2024
Trang chủBlogTìm hiểu về DAS, NAS, SAN : Lựa chọn phù hợp cho...

Tìm hiểu về DAS, NAS, SAN : Lựa chọn phù hợp cho bạn?

Mọi tổ chức đều quan tâm tới vấn đề lưu trữ dữ liệu. Vì vậy, họ cần một nơi nào đó để lưu trữ dữ liệu của mình. Nơi lưu trữ này cần đảm bảo các yếu tố như đáng tin cậy, an toàn và hiệu quả. Các tổ chức có thể dễ dàng bị tê liệt nếu gặp phải rủi ro liên quan tới dữ liệu.

Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến các công nghệ lưu trữ dữ liệu khác nhau như DAS, NAS, SAN và liệt kê một số ưu và nhược điểm của chúng. Từ đó bạn có thể quyết định công nghệ nào phù hợp hơn với nhu cầu của mình.

Direct Attached Storage (DAS)

Direct Attached Storage có lẽ là loại dễ sử dụng nhất. DAS là loại lưu trữ được gắn trực tiếp vào thiết bị (ví dụ: máy chủ). Một vài ví dụ về DAS có thể kế tới như là USB; ổ HDD, SSD gắn trong PC, server …

DAS-NAS-SAN_01

Giải pháp lưu trữ DAS thực tế không sử dụng kết nối mạng. Việc này khiến việc kết nối nhiều máy chủ (khi nói về ảo hóa) với một thiết bị DAS gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một số thiết bị DAS có tích hợp nhiều cổng SAS (Serial Attached SCSI). Cho phép triển khai một số giải pháp dự phòng và khả năng mở rộng.

Ưu điểm

  • Tốc độ nhanh: do kết nối trực tiếp vào server, máy tính
  • Rẻ : vì cần ít thiết bị hơn 
  • Dễ sử dụng và bảo trì hơn

Nhược điểm

  • Khả năng mở rộng bị hạn chế 
  • Không hỗ trợ truy cập từ bên ngoài, không hỗ trợ các tính năng chia sẻ 

Network Attached Storage (NAS)

Network Attached Storage (NAS) là phương pháp lưu trữ dữ liệu sử dụng các thiết bị lưu trữ gắn trực tiếp vào mạng LAN như một thiết bị mạng bình thường (tương tự máy tính, switch hay router). Khả năng kết nối này cũng là điểm mạnh lớn nhất của nó, vì nó thường có thể được truy cập từ tất cả các thiết bị thuộc cùng một mạng.

DAS-NAS-SAN

Dựa trên nhu cầu về hiệu suất hoặc dung lượng lưu trữ của bạn, các thiết bị này có thể sử dụng SSD hoặc HDD (hoặc kết hợp cả hai). Thông thường sẽ sử dụng RAID để cung cấp một số dạng dự phòng rủi ro tới dữ liệu. Dữ liệu trên các thiết bị NAS thường được truy cập thông qua các giao thức như SMB (Server Message Block), NFS (Network File System). Mỗi giao thức sẽ có ưu và nhược điểm riêng.

Ưu điểm

  • NAS rất linh hoạt. Một số NAS thậm chí có thể chạy máy ảo
  • Các tùy chọn sẵn có và dự phòng sẽ khác nhau tùy thuộc hãng và Model NAS bạn sử dụng
  • Có thể truy cập NAS từ tất cả các thiết bị trong mạng Lan

Nhược điểm

  • Hiệu suất bị ảnh hưởng bởi bộ lưu trữ đã chọn (SSD hoặc HDD) và thiết bị mạng
  • Việc xác định nhu cầu sử dụng NAS có thể khó khăn vì bạn cần tính toán trước dung lượng lưu trữ cần thiết 
  • Do được lưu trữ dưới dạng File chứ không phải Block nên sẽ không có hiệu năng tốt trong môi trường sử dụng các hệ cơ sở dữ liệu 

Storage Area Network (SAN)

Storage Area Network là mạng dành riêng cho việc lưu trữ. Mục đích của nó là truyền dữ liệu giữa một hoặc nhiều mảng lưu trữ, servers hoặc hosts. Để đảm bảo về hiệu suất, nó được tách biệt khỏi mạng LAN và thường sử dụng cáp quang, cung cấp cho người sử dụng khả năng mở rộng, hiệu năng và tính sẵn sàng cao.

Cơ sở hạ tầng của SAN thường chứa một hoặc nhiều SAN switches, cung cấp khả năng kết nối giữa mảng lưu trữ thông qua một hoặc nhiều bộ điều khiển để dự phòng. Như trong hình bên dưới, SAN chứa nhiều thành phần hơn và có độ phức tạp cao hơn.

DAS-NAS-SAN

Các thương hiệu và model SAN phổ biến và nổi tiếng hiện nay là Pure Storage (với FlashArray và FlashBlade, Dell EMC (PowerStore và PowerVault), HPE (với 3PAR và Nimble), và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: NetApp với các giải pháp khác nhau của họ. Cho dù bạn chọn cách loại nào, thì bạn cũng cần đảm bảo xác định đúng nhu cầu cần thiết của bạn để chọn loại phù hợp.

Ưu điểm

  • Cơ sở hạ tầng riêng biệt, giảm tiêu thụ đường truyền trong mạng LAN
  • Hiệu suất cao hơn nhờ có các thành phần chuyên dụng để cung cấp khả năng lưu trữ
  • Tính sẵn sàng và khả năng mở rộng cao vì các thành phần có thể dễ dàng được thêm vào

Nhược điểm

  • Chi phí cao hơn do thiết bị chủ yếu cung cấp cho doanh nghiệp
  • Độ phức tạp cao hơn do số lượng thành phần liên quan nhiều.

Tóm lại

Tôi hy vọng bài viết này sẽ làm rõ một số khác biệt chính giữa các công nghệ lưu trữ DAS, NAS và SAN. Mỗi giải pháp đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Dựa theo nhu cầu sử dụng của bạn mà bạn có thể chọn lựa giải pháp phù hợp nhất giữa DAS, NAS và SAN.

Bài viết liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết nổi bật

Ý kiến gần đây