Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2024
Trang chủBlogTìm hiểu về Task Manager

Tìm hiểu về Task Manager

Task Manager là một thành phần của hệ điều hành có sẵn trong Windows. Nó cho phép người dùng xem từng tác vụ hiện đang chạy trên máy tính, từng quy trình và hiệu suất tổng thể của máy tính… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về Task Manager qua bài viết này nhé!

Task Manager là gì?

Task Manager (còn gọi là Windows Task Manager) là trình quản lý tác vụ, trình giám sát hệ thống và trình quản lý khởi động có trong tất cả các phiên bản Microsoft Windows kể từ Windows NT 4.0 và Windows 2000.

Task Manager cung cấp thông tin về hiệu suất máy tính và hiển thị thông tin chi tiết về các chương trình và quy trình đang chạy trên máy tính, bao gồm tên của các quy trình đang chạy, mức tải CPU, Mức sử dụng Ram, người dùng đã đăng nhập và dịch vụ Windows; nếu được kết nối với mạng, bạn cũng có thể xem trạng thái mạng và nhanh chóng hiểu cách hoạt động của mạng.

Microsoft có sự cải thiện Task Manager giữa các phiên bản Windows. Cụ thể, trình quản lý tác vụ trong Windows 10 và Windows 8 rất khác so với trình quản lý tác vụ trong Windows 7 và Windows Vista, đồng thời trình quản lý tác vụ trong Windows 7 và Vista cũng rất khác so với trình quản lý tác vụ trong Windows XP. Trong Windows 98 và Windows 95 không có Task Manager, nhưng có một chương trình tương tự mang tên Tasks.

Cách mở Task Manager

Có thể bạn đã quen với cách nhấn Ctrl+Alt+Delete trên bàn phím để mở Task Manager. Trước khi Windows Vista được phát hành, cách này có thể đưa bạn thẳng tới Task Manager.

Bắt đầu từ Windows Vista, nhấn Ctrl+Alt+Delete bây giờ sẽ đưa bạn đến giao diện Windows Security, giao diện này cung cấp các tùy chọn để khóa PC, chuyển đổi người dùng, đăng xuất, thay đổi mật khẩu và chạy Task Manager.

open Task Manager through Windows Security interface

Cách nhanh nhất để mở Task Manager là nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc (Nếu bàn phím của bạn hoạt động bình thường).

Nếu bạn không thể sử dụng bàn phím, một trong những cách nhanh nhất để khởi chạy Trình quản lý tác vụ là nhấp chuột phải vào bất kỳ vùng trống nào trên thanh taskbar và chọn Task Manager. Với cách này, bạn chỉ cần hai cú nhấp chuột.

 right-click on any blank area on the taskbar to open Task Manager

Bạn cũng có thể chạy Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập taskmgr và nhấn Enter.

type taskmgr in run box

Trên thực tế, bạn cũng có thể mở Task Manager bằng menu Start, Windows Explorer hoặc tạo một shortcut… 

Chi tiết các thẻ trong Task Manager

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về tất cả các thẻ mà bạn thấy trong Task Manager hiện nay, chủ yếu là trong Windows 10 và Windows 11.

Thẻ Processes

The Processes chứa danh sách tất cả các chương trình và ứng dụng đang chạy trên máy tính của bạn (được liệt kê trong cột Apps), cũng như mọi quy trình chạy nền và quy trình Windows đang chạy.

Trong thẻ này, bạn có thể đóng những chương trình đang chạy, xem cách mỗi chương trình sử dụng tài nguyên máy tính của bạn như nào và hơn thế nữa.

Thẻ Processes có sẵn trong tất cả các phiên bản Windows. Bắt đầu từ Windows 8, Microsoft đã kết hợp thẻ Applications và Processes vào thẻ Processes, do đó Windows 8/10 hiển thị tất cả các chương trình đang chạy ngoài Service Windows.

Thẻ Performance

Thẻ Performance tồn tại ở tất cả các phiên bản của Windows. Đây là bản tóm tắt về những gì đang diễn ra với các thành phần phần cứng chính của bạn, bao gồm CPU, Ram, ổ đĩa, Wi-Fi và mức sử dụng mạng. Nó hiển thị lượng tài nguyên hệ thống sẵn có của máy tính đang được sử dụng để bạn có thể kiểm tra thông tin có giá trị.

Thẻ này giúp bạn dễ dàng xem thông tin CPU và tốc độ tối đa, các khe RAM đang sử dụng, tốc độ truyền đĩa, địa chỉ IP của bạn… Các phiên bản Windows mới hơn cũng hiển thị biểu đồ sử dụng. Có một liên kết nhanh đến ứng dụng Resource Monitor ở cuối thẻ này.

Thẻ App History

Thẻ App History hiển thị mức sử dụng CPU và mức sử dụng mạng mà mỗi ứng dụng Windows đã sử dụng kể từ ngày hiển thị trên màn hình cho đến thời điểm hiện tại. Lịch sử ứng dụng chỉ có trong Task Manager trên Windows 10/11 và Windows 8.

Thẻ Startup

Thẻ Startup hiển thị mọi chương trình được khởi chạy tự động mỗi khi bạn khởi động máy tính, cùng với một số chi tiết quan trọng về từng chương trình, bao gồm nhà xuất bản, trạng thái và  Startup impact.  Startup impact là thông tin có giá trị nhất, nó hiển thị xếp hạng tác động ở mức cao, trung bình hoặc thấp.

Thẻ này dùng để xác định và sau đó vô hiệu hóa các chương trình mà bạn không cần chúng chạy tự động. Vô hiệu hóa các chương trình tự khởi động của Windows là một cách rất đơn giản để tăng tốc máy tính của bạn. Thẻ Startup chỉ tồn tại trong Task Manager trên Windows 10/11 và Windows 8.

Thẻ Users

Thẻ Users hiển thị những người dùng hiện đã đăng nhập vào máy tính và các quy trình đang chạy trong mỗi máy tính. Tab Người dùng có sẵn trong tất cả các phiên bản Windows của Task Manager nhưng chỉ hiển thị các quy trình mà mỗi người dùng đang chạy trong Windows 10/11 và Windows 8

Thẻ Details

Thẻ Details chứa đầy đủ chi tiết về từng quy trình đang chạy trên máy tính của bạn. Thông tin được cung cấp trong thẻ này rất hữu ích trong quá trình khắc phục sự cố nâng cao. Thẻ Details có sẵn trong Task Manager trên Windows 10/11 và Windows 8

Thẻ Services

Thẻ Services có sẵn trong Task Manager Windows 11,10, 8, 7 và Vista hiển thị tất cả các service hiện đang chạy trên máy tính cùng trạng thái hiện tại của service đó. Bạn có thể thay đổi trạng thái các Service này tại đây.

Làm gì với Task Manager?

Task manager luôn cung cấp cho bạn một số quyền kiểm soát hạn chế đối với các tác vụ đang chạy đó, như đặt mức độ ưu tiên của quy trình, khởi động và dừng dịch vụ cũng như buộc chấm dứt các quy trình đang chạy.

Một trong những việc phổ biến nhất được thực hiện thông qua Task manager là để kết thúc các chương trình đang chạy. Nếu chương trình không còn phản hồi, bạn có thể chọn End Task trong Task Manager để đóng chương trình mà không cần khởi động lại máy tính.

Bài viết liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết nổi bật

Ý kiến gần đây